Công nhân vệ sinh môi trường được trang bị những phương tiện bảo hộ nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH về điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
1. Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
2. Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
3. Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu:
a) Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
b) Phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối;
c) Các yếu tố sinh học độc hại khác;
4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên sông nước, trong rừng hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
==> Theo quy định trên đây thì công nhân vệ sinh môi trường tiếp xúc thường xuyên với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu nên đủ điều kiện được trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân.
Theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH thì công nhân vệ sinh môi trường được trang bị những phương tiện bảo hộ sau:
- Quần áo lao động phổ thông;
- Mũ, nón lá chống mưa nắng;
- Khẩu trang lọc bụi;
- Găng tay vải bạt;
- Giầy vải bạt thấp cổ;
- Ủng cao su trang bị cho người làm việc khi trời tối ;
- Áo mưa;
- Áo phản quang;
- Xà phòng.
==> Công nhân vệ sinh môi trường được trang bị 09 trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân trên.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật