Bị tai nạn lao động, suy giảm 10% có được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Như vậy, trường hợp của bạn thỏa điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Về những khoản hỗ trợ mà bạn sẽ được nhận từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về trợ cấp một lần như sau:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
+ Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Như vậy, bạn sẽ nhận được các khoản hỗ trợ trong 1 lần bao gồm:
Trợ cấp tính theo mức lương cơ sở (1.390 triệu đồng): 5x 1.390 + 5x 0.5x 1.390= 10.425 triệu đồng.
Trợ cấp tính theo mức lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (0.5 +0.3x9)x 5= 16 triệu đồng.
Tổng cộng 26.425 triệu đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật