Đã từ chối nhận di sản thừa kế có thể lấy lại tài sản đó không?
Dựa theo nội dung đã được cung cấp, mặc dù không có di chúc để lại nhưng có thể xác định được rằng tài sản thừa kế đã được phân chia theo thỏa thuận, phù hợp với nguyên tắc của Bộ luật dân sự 2015 được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Đồng thời việc Thanh công chứng văn bản từ chối nhận phần chênh lệch trong di sản thừa kế được pháp luật công nhận căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do đó, khi đã xác lập, phân chia thừa kế theo thỏa thuận thì Thanh không thể yêu cầu tòa án phân chia lại tài sản trên. Tuy nhiên tài sản gắn liền với đất lại không thuộc di sản thừa kế do phát sinh sau thời điểm mở thừa kế, căn cứ theo Khoản 1 Điều 611 quy định về thời điểm mở thừa kế:
- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Như vậy, Thanh có thể yêu cầu tòa án xét xử nhằm xác định phần đóng góp của mình đối với tài sản gắn liền với đất là dãy nhà trọ và yêu cầu An hoàn trả lại phần đóng góp này.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật