Tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng có vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
- Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
- Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc công ty XNZ hỏi thông tin về gia đình của khách hàng chưa được xem là phạm luật, vì trong trường hợp này khách hàng có quyền từ chối cung cấp thông tin.
Xét việc công ty XNZ bán thông tin khách hàng đã thu thập được cho công ty Y, nếu không có thỏa thuận khác, công ty XNZ đã vi phạm Khoản 4 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc thông tin các bên trong hợp đồng phải được giữ bí mật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật