Quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu trong quản lý cán bộ DNNN
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2019/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý cản bộ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:
- Đối với người quản lý doanh nghiệp:
+Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
+Phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận để Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bổ nhiệm Tổng giám đốc theo quy định, tại điều lệ của doanh nghiệp.
+Thực hiện quyền và trách nhiệm về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
+ Việc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, thôi giữ chức, điều động, luân chuyển, phong, thăng quân hàm, xếp lương, nâng lương, phụ cấp lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy chế công tác cán bộ trong quân đội, công an, quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
- Đối với kiểm soát viên:
+Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.
+ Thành lập Ban Kiểm soát gồm tối đa 05 Kiểm soát viên tại công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước.
+ Thành lập Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên tại Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
+ Bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp nhà nước khác tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật