Quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu trong chia tách, hợp nhất, sáp nhập DNNN

Xin chào, Ban biên tập vui lòng tư vấn giúp tôi về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển hình thức, bán và giải thể doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2019/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của cơ quan đại điện chủ sở hữu trong việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định như sau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

- Đối với trường hợp sáp nhập các doanh nghiệp thuộc các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau thì cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập doanh nghiệp sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp bị sáp nhập.

- Thẩm quyền quyết định hợp nhất các doanh nghiệp thuộc các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau thực hiện theo quy định hướng dẫn của Chính phủ.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.

Căn cứ Khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2019/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

- Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá, đấu giá; phê duyệt kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ việc chuyển đổi doanh nghiệp.

- Cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp chuyển đổi; giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chuyển đổi doanh nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 6 Điều 8 Nghị định 10/2019/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu khi thực hiện bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng bán doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp theo phương án và giá bán đã được phê duyệt tại điểm a và điểm b khoản này.

- Điều kiện, trình tự, thủ tục bán doanh nghiệp thực hiện theo quy định hướng dẫn của Chính phủ về bán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Căn cứ Khoản 7 Điều 8 Nghị định 10/2019/NĐ-CP quy định về quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong thực hiện giải thể doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp theo đề nghị của người có thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giảithể doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

+ Đối tượng doanh nghiệp bị giải thể được xác định theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định tại Đề án tổng thể, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Điều kiện, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào