Xác định giá trị tài sản không phải hiện vật khi cổ phần hóa doanh nghiệp
Căn cứ Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 10 Thông tư 41/2018/TT-BTC quy định về xác định giá trị thực tế đối với với tài sản không phải là hiện vật khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp như sau:
- Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau:
+ Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
+ Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.
+ Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ đó.
- Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý như quy định tại Điều 15 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
+ Các khoản chi phí dở dang về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí liên quan đến đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng được xác định theo thực tế phát sinh đang hạch toán trên sổ kế toán.
+ Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật