Nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động tại Bộ Tư pháp
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 thì đối tượng quản lý của anh là công chức, viên chức và người lao động thuộc cấp quản lý của anh, bao gồm những nội dung sau:
- Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; biên chế, số lượng người làm việc;
- Quản lý tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành;
- Quy hoạch, đánh giá, phân loại công chức, viên chức;
- Tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Phân công công việc, thuyên chuyển, điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ;
- Chuyển ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; thi, xét nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp, kéo dài thời gian công tác, tinh giản biên chế, cho thôi việc, nghỉ không hưởng lương, nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức;
- Quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ;
- Kỷ luật công chức, viên chức, người lao động;
- Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội đối với công chức, viên chức, người lao động;
- Cử công chức, viên chức tham gia công tác ở trong nước;
- Công tác kê khai tài sản, thu nhập;
- Báo cáo, thống kê công chức, viên chức;
- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Các nội dung quản lý công chức, viên chức khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Thư Viện Pháp Luật