Có nên đóng tiền An ninh Quốc phòng, phòng chống bão lụt mà không có biên lai?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP thì:
"Điều 5. Đối tượng và mức đóng góp
1. Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập:
Mức đóng góp bắt buộc một năm là hai phần vạn trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;
b) Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 1 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng;
c) Người lao động khác, trừ các đối tượng đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, đóng 15.000 đồng/người/năm.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ."
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 94/2014/NĐ-CP thì:
"3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu của các đối tượng lao động khác trên địa bàn (trừ các đối tượng đã thu tại Khoản 2 Điều này) và nộp vào tài khoản cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền. Việc thu bằng tiền mặt phải có chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính."
Theo đó, các đối tượng trên sẽ thuộc nhóm phải đóng góp cho quỹ phòng chống thiên tai. Theo nguyên tắc là việc thu tiền phải có biên lai, chứng từ thể hiện nội dung đã thu tiền và nộp tiền của người dân. Ở xã của bạn thu các khoản tiền mà không có biên lai, chứng chứng thì không đúng quy định. Do đó, khi cán bộ xã thu tiền của người dân thì phải yêu cầu các cán bộ xuất trình biên lai, chứng từ. Biên lai, chứng từ như minh chứng cho việc đóng tiền của bạn.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc