Bị chồng đánh đập phải làm thế nào?
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 có quy định:
"Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;"
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật có quy định nghiêm cấm các thành viên trong gia đình có hành vi hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình.
Các hành vi hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình đều bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình mà người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Tội hành hạ người khác;
Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình;
Tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Trường hợp bị xử phạt hành chính:
Trường hợp hành vi hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của các thành viên khác trong gia đình có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Mặt khác, theo quy định tại Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 thì nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
- Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật;
- Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
- Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì nạn nhân có thể yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc bạn đối với thành viên có hành vi bạo lực gia đình để bảo vệ sức khỏe, tinh thần, tính mạng của mình.
Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn lấy chồng cách đây 3 năm, nhưng 1 năm trở lại đây chồng tôi thất nghiệp nên sinh ra thói rượu chè, cờ bạc mà không đi kiếm việc mới. Cứ mỗi khi thua bạc thì anh lại về đánh đập mẹ con tôi. Hiện nay, càng ngày anh ấy lại càng đánh mẹ con tôi nhiều hơn.
Ở đây có thể thấy chồng bạn đã có hành vi hành hạ, đánh đập, cố ý xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của mẹ con bạn - đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Do đó: Bạn có thể trình báo với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dẫn cấp xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã,...) hoặc cơ quan công an để họ can thiệp giải quyết theo thẩm quyền và buộc chồng bạn phải chấm dứt hành vi của mình.
Ngoài ra, Đối với hành vi mà chồng bạn đã thực hiện thì ngoài việc phải chấm dứt hành vi của mình, thì chồng bạn còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định được trích dẫn trên đây.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật