Giữ đồ giùm bị mất có phải chịu trách nhiệm?
Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Về nghĩa vụ của bên giữ tài sản: Theo Khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bên giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Như vậy, mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, ở đây không có cơ sở để khởi tố hình sự bạn về tội danh này. Tuy nhiên, theo quy định trích dẫn nêu trên thì bạn phải chịu trách nhiệm dân sự, bồi thường cho mẹ bạn người gửi tài sản khi bị mất.
Trân trọng!