Việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức không còn công tác trong ngành Tòa án quy định như thế nào?

Tìm hiểu quy định về việc tạo lập và sử dụng hồ sơ công chức ngành Tòa án. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung như sau:  Việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức không còn công tác trong ngành Tòa án quy định như thế nào?

 Việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công không còn công tác trong ngành Tòa án quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quyết định 336/QĐ-TANDTC năm 2014 về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, cụ thể như sau:

Việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc và từ trần được thực hiện như sau:

- Cán bộ, công chức nghỉ hưu, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc được nhận một bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức”, các quyết định liên quan. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm cán bộ, công chức thôi việc. Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức chỉ được xác nhận và cấp lại bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” khi có yêu cầu bằng văn bản và trên cơ sở hồ sơ gốc lưu trữ.

- Đối với cán bộ, công chức từ trần, gia đình cán bộ, công chức được nhận một bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức”. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ cán bộ, công chức lưu giữ, bảo quản.

- Đối với cán bộ, công chức chuyển công tác ra ngoài Tòa án, được nhận một bản sao sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của bản thân. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó lưu giữ, bảo quản và chỉ được chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có yêu cầu bằng văn bản.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào