Phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BCT quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành thì:
Suất tiêu hao năng lượng (SEC) của các công đoạn sản xuất trong ngành công nghiệp thép được xác định theo:
1. Phạm vi của một công đoạn sản xuất được khảo sát đánh giá bao gồm: Cụm thiết bị cấp nguyên liệu (hoặc là sản phẩm của công đoạn sản xuất trước trong trường hợp là đơn vị sản xuất liên hợp), cụm thiết bị sản xuất, thiết bị thu gom sản phẩm của công đoạn sản xuất và các phụ trợ khác phục vụ cho sản xuất của công đoạn.
2. Thời gian xác định Suất tiêu hao năng lượng của đối tượng khảo sát đánh giá là:
a. Thời gian cần thiết để thực hiện hết một chu trình sản xuất của công đoạn sản xuất đó;
b. Trong trường hợp sản xuất của công đoạn sản xuất là liên tục thì thời gian xác định tùy thuộc vào điều kiện sản xuất thực tế theo một trong các đơn vị sau: giờ, ca, ngày, tuần, tháng, năm.
3. Chỉ số SEC được xác định theo công thức:
SECcông đoạn |
= |
Năng lượng được sử dụng |
= |
Năng lượng đầu vào - Năng lượng đầu ra |
Sản lượng sản xuất được |
Sản lượng sản xuất được |
Trong đó:
+ Năng lượng đầu vào: Là tổng năng lượng cung cấp cho quá trình hoạt động, sản xuất của đối tượng khảo sát trong thời gian đánh giá (xưởng, phân xưởng, …) được quy đổi ra năng lượng sơ cấp với đơn vị tính là MJ.
+ Năng lượng đầu ra: Là tổng năng lượng được thu hồi từ các nguồn năng lượng thải ra của đối tượng khảo sát trong thời gian đánh giá (xưởng, phân xưởng, …) và được sử dụng cho mục đích khác (không dùng cho công đoạn sản xuất này) được quy đổi ra năng lượng sơ cấp với đơn vị tính là MJ.
+ Sản lượng sản xuất: Là sản lượng sản phẩm đầu ra của đối tượng khảo sát trong thời gian đánh giá và được tính theo đơn vị tấn.
Trên đây là nội dung quy định về phương pháp xác định suất tiêu hao năng lượng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2016/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật