Mang xe hơi đang sử dụng ở nước ngoài về Việt Nam có được miễn thuế nhập khẩu?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 125/2017/NĐ-CP:
“Điều 7. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng
1. Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này..."
+ Mức thuế tuyệt đối: Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh không quá 1.000cc:
Mô tả mặt hàng |
Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi |
Đơn vị tính |
Mức thuế (USD) |
- Loại dung tích xi lanh không quá 1.000 cc |
8703 |
Chiếc |
10.000
|
+Mức thuế hỗn hợp: Đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh trên 1.000cc:
Mô tả mặt hàng |
Thuộc nhóm mã hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi |
Đơn vị tính |
Mức thuế (USD) |
- Ô tô (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung, SUVs và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van) |
8703 |
Chiếc |
200% hoặc 150% + 10.000USD, lấy theo mức thấp nhất |
- Xe khác: |
|
|
|
+ Trên 1.000 cc nhưng không quá 2.500cc: |
8703 |
Chiếc |
X + 10.000USD |
+ Trên 2.500 cc: |
8703 |
Chiếc |
X + 15.000USD |
"Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của người nước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ra nước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài.
Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam chỉ được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc."
Thư Viện Pháp Luật