Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không?

Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Có bắt buộc phải áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự như sau:

- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

- Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

=> Như vậy, theo quy định này thì các biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng khi bị can hoặc bị cáo rơi vào các trường hợp nêu trên bạn nhé.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp ngăn chặn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào