Đối tượng và chương trình học văn hóa trong trại giam được quy định như thế nào?
Đối tượng và chương trình học văn hóa trong trại giam được được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
- Thực hiện bắt buộc học chương trình xóa mù chữ cho phạm nhân chưa biết chữ hoặc tái mù chữ.
- Thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học hoặc giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và phổ cập trung học cơ sở đối với phạm nhân là người chưa thành niên.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho phạm nhân tự học văn hóa để nâng cao trình độ. Khuyến khích phạm nhân là người nước ngoài học tiếng Việt.
- Những phạm nhân đã thôi học hoặc bỏ học giữa chừng chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (đối với phạm nhân là người chưa thành niên) thì các trại giam, trại tạm giam, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện căn cứ vào hồ sơ, học bạ để quyết định tiếp tục tổ chức dạy văn hóa đối với họ cho phù hợp.
- Trường hợp phạm nhân đang học chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (đối với phạm nhân là người chưa thành niên) mà hết thời hạn chấp hành án phạt tù thì được bảo lưu kết quả học tập để có thể tiếp tục học văn hóa tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân là người khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng, người bị bệnh thường xuyên do Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật