Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý máu và cơ quan tạo máu

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý máu và cơ quan tạo máu được xác định như thế nào? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email của chị Hiền Trang (***@gmail.com)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý máu và cơ quan tạo máu được quy định tại Chương 10 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý máu và cơ quan tạo máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bệnh lý Máu và cơ quan tạo máu

Tỷ lệ (%)

I. Thiếu máu

 

1. Mức độ 1 (nhẹ)

11-15

2. Mức độ 2 (vừa)

26-30

1.3. Mức độ 3 (nặng)

41-45

4. Mức độ 4 (rất nặng)

61-65

Ghi chú: Bệnh thiếu máu nếu có biến chứng thì tỷ lệ được cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

II. Các bệnh tăng sinh tăng sinh tương mạn, ác tính

 

1. Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Polycythaemia vera), Tăng tiểu cầu nguyên phát (Primary thrombocythemia), Xơ tủy nguyên phát (Myelofibrosis), Lơxêmi kinh dòng bạch cầu hạt

 

1.1. Chưa biến chứng

 

1.1.1. Chưa có chỉ định điều trị

21-25

1.1.2. Có chỉ định điều trị

61-65

1.2. Có biến chứng (tắc mạch, chảy máu, sỏi thận, gút, loét dạ dày hành tá tràng. Áp dụng tỷ lệ Mục 1.1. và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan.

 

2. Lơxêmi kinh dòng lympho (phân loại giai đoạn theo Rai - Sawitsky)

 

2.1. Giai đoạn không (0), một và hai

 

2.1.1. Chưa có chỉ định điều trị

21-25

2.1.2. Có chỉ định điều trị

41-45

2.2. Giai đoạn 3

61-65

2.3. Giai đoạn 4

71-75

Ghi chú: Bệnh tăng sinh lympho mạn ác tính nếu có biến chứng thì áp dụng tỷ lệ các giai đoạn và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng của các cơ quan, bộ phận liên quan

 

III. Lơ-xê-mi cấp

 

1. Điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn

61

2. Điều trị không đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc tái phát

71-75

3. Không đáp ứng điều trị

91

IV. U lympho ác tính (U lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin)

 

1. Giai đoạn 1

61-65

2. Giai đoạn II

71-75

3. Giai đoạn III

81-85

4. Giai đoạn IV (IVA hoặc IVB)

91

Ghi chú: Bệnh u lympho ác tính gây biến chứng tại cơ quan/bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ giai đoạn tương ứng của bệnh và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

V. Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và/hoặc hình thái, chức năng tế bào máu

 

1. Giảm hồng cầu: Tỷ lệ được tính như tỷ lệ của mức độ thiếu máu (Mục 1)

 

2. Giảm bạch cầu

 

2.1. Mức độ 1 (nhẹ)

11-15

2.2. Mức độ 2 (vừa)

21-25

2.3. Mức độ 3 (nặng)

31-35

2.4. Mức độ 4 (rất nặng)

51-55

3. Giảm Tiểu cầu

 

3.1. Mức độ 1 (nhẹ)

11-15

3.2. Mức độ 2 (vừa)

21-25

3.3. Mức độ 3 (nặng)

31-35

3.4. Mức độ 4 (rất nặng)

41-45

4. Hội chứng rối loạn sinh tủy, tủy giảm sinh; Hội chứng thực bào Te bào máu; Tan máu

 

4.1. Giảm một dòng tế bào máu: Áp dụng tỷ lệ các Mục 1; 2; 3 tương

 

4.2. Giảm từ hai dòng trở lên: Áp dụng tỷ lệ Mục 4.1 cộng lùi với tỷ lệ giảm các dòng khác tương ứng

 

Ghi chú: Nhóm các bệnh gây giảm số lượng và hoặc hình thái, chức năng tế bào máu nếu có biến chứng tại cơ quan, bộ phận khác thì áp dụng tỷ lệ mức độ bệnh và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng.

 

VI. Bệnh đa u tủy xương

 

1. Giai đoạn 1

 

1.1. Điều trị kết quả tốt

41

1.2. Điều trị kết quả không tốt

61-65

2. Giai đoạn 2

 

2.1. Điều trị kết quả tốt

61-65

2.2. Điều trị kết quả không tốt

71-75

3. Giai đoạn 3

 

3.1. Điều trị kết quả tốt

71-75

3.2. Điều trị không kết quả

91

VII. Bệnh thiếu yếu tố đông máu

 

1. Bệnh Hemophilia (A: thiếu yếu tố VIII; B: thiếu yếu tố IX), bệnh Von Willebrand (bệnh chảy máu di truyền do thiếu hụt yếu tố VIIIc và yếu tố Willlebrand)

 

1.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu từ 5 đến 30%

21

1.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu từ 1 đến 5%

26-30

1.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1%

31-35

2. Bệnh thiếu yếu tố đông máu khác

 

2.1. Mức độ 1: nồng độ yếu tố đông máu 5 đến 30%

21-25

2.2. Mức độ 2: nồng độ yếu tố đông máu 1 đến 5%

26-30

2.3. Mức độ 3: nồng độ yếu tố đông máu < 1%

31-35

Ghi chú:

Trường hợp thiếu yếu tố đồng máu nhưng có kháng đông lưu hành cần kết hợp thuốc ức chế miễn dịch, yếu tố VIla,...thì tỷ lệ được cộng thêm 10% (cộng lùi)

Các bệnh lý thiếu yếu tố đông máu gây biến chứng tổn thương cơ quan bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối,...) thì áp dụng tỷ lệ bệnh lý thiếu yếu tố đông máu và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng.

 

VIII. Đông máu rải rác trong lòng mạch

31-35

Ghi chú: Nếu đông máu rải rác trong lòng mạch cỏ biến chứng ở cơ quan, bộ phận khác (xuất huyết, huyết khối, suy gan, suy thận,...) thì tỷ lệ được cộng lùi với biến chứng

 

IX. Tổn thương hạch ngoại biên không do các bệnh máu và cơ quan tạo máu (viêm hạch, lao hạch ...) gây tổn thương cơ quan lân cận: Áp dụng tỷ lệ tổn thương của cơ quan đó

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý máu và cơ quan tạo máu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào