Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ miễn dịch

Ban biên tập cho tôi hỏi vấn đề sau: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ miễn dịch được tính như thế nào? Hồng Phát - Hà Nội

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ miễn dịch được quy định tại Chương 9 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ miễn dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bnh lý h Miễn dịch

Tỷ lệ (%)

I. Tổn thương do tăng đáp ứng miễn dịch (quá mẫn)

 

1. Quá mẫn type I (quá mẫn nhanh)

 

1.1. Sốc phản vệ không để lại di chứng

0

1.2. Sốc phản vệ có tổn thương cơ quan đích để lại di chứng: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ quan bộ phận tương ứng

 

1.3. Bệnh Atopi (mày đay atopi, chàm atopi, hen atopi, chứng sốt mùa atopi,...): Áp dụng tỷ lệ tổn thương của cơ quan tương ứng

 

2. Quá mẫn type II (quá mẫn gây độc tế bào)

 

2.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6-10

2.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21-25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 2.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó

 

3. Quá mẫn type III (quá mẫn do lắng đọng phức hợp miễn dịch)

 

3.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6-10

3.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21-25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 3.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó

 

4. Quá mẫn type IV (quá mẫn muộn)

 

4.1. Bệnh chưa có biểu hiện lâm sàng

6-10

4.2. Bệnh đã có biểu hiện lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị duy trì, củng cố

21-25

Ghi chú: Khi bệnh đã có tổn thương các cơ quan, bộ phận khác, tỷ lệ tổn thương được xác định bằng tỷ lệ của Mục 1.4.2 cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó

 

II. Tổn thương do thiểu năng miễn dịch (suy giảm miễn dịch)

 

1. Suy giảm miễn dịch trong HIV/AIDS

 

1.1. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 500 tế bào/ml trở lên

31-35

1.2. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 350 đến dưới 500 tế bào/ml

41-45

1.3. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ từ 200 đến dưới 350 tế bào/ml

51-55

1.4. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 200 tế bào/ml

61-65

1.5. Xét nghiệm: HIV dương tính; TCD4+ dưới 100 tế bào/ml

71-75

Ghi chú: Nếu có biến chứng ở cơ quan bộ phận nào thì được cộng lùi với tổn thương cơ quan bộ phận đó

 

2. Suy giảm miễn dịch liên quan đến quá trình lão hóa

 

2.1. Người cao tuổi trở lên (Nam ³ 60 tuổi, Nữ ³ 55 tuổi) bị suy giảm miễn dịch được đánh giá trên xét nghiệm miễn dịch, chưa có biểu hiện trên lâm sàng

11-15

2.2. Nếu có tổn thương trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng

 

3. Suy giảm miễn dịch liên quan đến các bệnh lý ác tính

 

Suy giảm miễn dịch được xác định do một bệnh lý ác tính: tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận đó tại các Bảng tỷ lệ tương ứng (không tính đến các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu)

 

4. Suy giảm miễn dịch do quá trình điều trị các bệnh lý dị ứng và tự miễn (Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị)

 

4.1. Suy giảm miễn dịch mắc phải do điều trị, chưa có biểu hiện trên lâm sàng

11-15

4.2. Có biểu hiện trên lâm sàng: Áp dụng tỷ lệ tại Mục 2.4.1 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương của cơ quan, bộ phận tương ứng

 

III. Tổn thương do các bệnh lý tự miễn

 

1. Chưa có biểu hiện lâm sàng

11-15

2. Có biểu hiện tổn thương trên lâm sàng, đang ở giai đoạn điều trị ổn định

21-25

Ghi chú: Khi bệnh có di chứng tổn thương giải phẫu, chức năng cơ quan, bộ phận khá: Áp dụng tỷ lệ tại Mục 3.2 và cộng lùi tổn thương cơ quan, bộ phận tương ứng

 

IV. Tổn thương hệ miễn dịch dạng hỗn hợp (rối loạn miễn dịch tăng, giảm hỗn hợp)

 

Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tại các bảng tỷ lệ tương ứng theo nguyên tắc cộng lùi

 


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh lý hệ miễn dịch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào