Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hô hấp

Tôi đang làm một sộ giám định để phục vụ cho công việc của tôi nên có chút thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ Ban biên tập: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hô hấp được xác định như thế nào? Xin cảm ơn Dũng (099***)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hô hấp được quy định tại Chương 4 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hô hấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

Bệnh, tật hệ Hô hấp

Tỷ lệ (%)

I. Bệnh cơ, xương lồng ngực: Tỷ lệ được tính theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật Cơ - Xương - khớp

 

II. Bệnh lý màng phổi

 

1. Không gây hoặc gây tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng

0

2. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi tái phát phải chọc dịch nhiều lần, hoặc mổ dẫn lưu mở không để lại di chứng

6-10

3. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, không có rối loạn thông khí phổi

 

3.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên

21-25

3.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên

26-30

3.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên

31-35

3.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên

36-40

4. Tràn dịch, tràn máu, tràn mủ, tràn khí màng phổi có để lại di chứng dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

 

III. Xẹp phổi

 

1. Một bên chưa rối loạn thông khí phổi

 

1.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

26-30

1.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

31-35

2. Hai bên phổi chưa rối loạn thông khí phổi

 

2.1. Xẹp từ một đến hai phân thùy phổi

31-35

2.2. Xẹp từ ba phân thùy phổi trở lên

41-45

3. Xẹp phổi kèm theo rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tương ứng của Mục 1 hoặc 2 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

 

4. Các tổn thương trên kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng của Mục 1 hoặc 3 cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

 

IV. Vôi hóa màng phổi (Mảng màng phổi)

 

1. Vôi hóa màng phổi, chưa có rối loạn thông khí phổi

 

1.1. Diện tích dưới một nửa phế trường ở một bên

26-30

1.2. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở một bên

36-40

1.3. Diện tích dưới một nửa phế trường ở hai bên

36-40

1.4. Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở hai bên

46-50

2. Vôi hóa màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể.

 

3. Các bệnh lý màng phổi, điều trị nội khoa không kết quả phải điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

 

3.1. Phẫu thuật, kết quả tốt (tỷ lệ này đã tính cả hậu quả của phẫu thuật làm tổn thương cơ, xương lồng ngực)

21-25

3.2. Phẫu thuật, kết quả hạn chế (dày dính, rối loạn chức năng hô hấp): Áp dụng tỷ lệ tương ứng theo Mục II hoặc 1 hoặc 2 nêu trên. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

4. Bệnh lý màng phổi biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tương ứng Mục II hoặc IV cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính tùy theo mức độ. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

V. Bệnh khí quản, phế quản mạn tính

 

1. Viêm phế quản mạn tính, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hen phế quản

 

1.1. Bệnh tái phát dưới 4 lần/năm, chưa có rối loạn thông khí phổi

21-25

1.2. Bệnh tái phát trên 3 lần/năm hoặc tái phát dưới 4 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi

31-35

1.3. Bệnh tái phát trên 3 lần/tháng chưa có rối loạn thông khí phổi

41-45

1.4. Bệnh khí quản, phế quản mạn ở Mục 1.1, 1.2, 1.3 đã có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng Mục 1.1, 1.2, 1.3 nêu trên và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

1.5. Các bệnh khí quản, phế quản mạn ở mục 1.4 có tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 5.1.4 tương ứng và cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

2. Giãn phế quản

 

2.1. Giãn phế quản đơn thuần

41-45

2.1.1. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, chưa rối loạn thông khí phổi

51-55

2.1.2. Giãn phế quản có biến chứng áp xe phổi mạn tính hoặc ho ra máu nhiều lần, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 2.1.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

2.1.3. Giãn phế quản ở Mục 2.1.1, 2.1.2 nêu trên có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 2.1.1, 2.1.2 cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

2.1.4. Giãn phế quản phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi

 

3. Các bệnh khác của phế quản (sỏi phế quản ...)

 

3.1. Các bệnh khác của phế quản, chưa có rối loạn thông khí phổi

11-15

3.2. Bệnh tật như Mục 3.1 và có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 3.1 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

3.3. Bệnh tật như Mục 3.2 có kèm theo tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ tổn thương Mục 3.2 và cộng lùi với tỷ lệ mức độ tâm phế mạn. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể

 

VI. Bệnh lý nhu mô phổi: Viêm phổi

 

1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng và/ hoặc không tái phát

0

2. Bệnh tái phát dưới bốn lần/năm

3-5

3. Bệnh tái phát trên ba lần/năm

6-10

4. Bệnh tái phát trên một lần/tháng

11-15

5. Bệnh lý phổi có biến chứng áp xe phổi mạn tính

16-20

6. Bệnh lý phổi có suy hô hấp phải đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy

21-25

7. Dãn phế nang, bóng khí phổi, bệnh phổi đột lỗ (LAM), bệnh tích protein phế nang, bệnh phổi kẽ ...

 

7.1. Không rối loạn thông khí phổi

21-25

7.2. Có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ mục 7.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí

 

8. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính

 

8.1. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính đơn thuần trên 3 tháng

16-20

8.2. Bệnh tật như Mục 8.1 và có biến chứng rối loạn thông khí và/hoặc ho ra máu và/hoặc tâm phế mạn: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng. Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể

 

8.3. Áp xe phổi, nấm phổi mạn tính phải mổ cắt phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi

 

9. Lao phổi

 

9.1. Điều trị kết quả tốt, không để lại di chứng

11-15

9.2. Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng xơ phổi, vôi hóa...

36-40

9.3. Điều trị không có kết quả (không khỏi hoặc kháng thuốc hoặc khỏi nhưng sau đó tái phát), chưa có rối loạn thông khí phổi (Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể)

61-65

9.4. Bệnh tật như Mục 9.3 và có biến chứng ra ho máu và/hoặc rối loạn thông khí và/hoặc tâm phế mạn, và/hoặc xẹp phổi...: Áp dụng tỷ lệ Mục 9.3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

9.5. Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Tính tỷ lệ như tỷ lệ mổ cắt phổi

 

10. Mổ cắt phổi

 

10.1. Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi)

21-25

10.2. Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên

31-35

10.3. Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi

56-60

VII. Bệnh lý trung thất (Tràn khí, tràn máu, tràn mủ trung thất)

 

1. Điều trị kết quả tốt

21-25

2. Điều trị kết quả hạn chế

31-35

3. Gây suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 2 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi

 

4. Bệnh tật như Mục 3 có biến chứng tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 3 cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính

 

VIII. Bệnh, tật cơ hoành

 

1. Liệt cơ hoành, nhão cơ hoành, thoát vị hoành chưa gây biến chứng

11-15

2. Liệt cơ hoành, thoát vị hoành gây biến chứng

 

2.1. Suy hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 8.1 và cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi

 

2.2. Suy hô hấp và Tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi với tỷ lệ tâm phế mạn tính

 

2.3. Tắc ruột phải can thiệp ngoại khoa: Áp dụng tỷ lệ Mục 1 và cộng lùi với tỷ lệ các tạng bị tổn thương

 

IX. U lành tính, ác tính hệ hô hấp

 

1. U lành tính

 

1.1. U lành tính chưa gây biến chứng

21-25

1.2. U lành tính có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.1 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

1.3. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ tổn thương các bộ phận do can thiệp ngoại khoa

 

1.4. U lành tính đã can thiệp ngoại khoa kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ mục 1.3 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2. U ác tính (u phế quản, u phế quản - phổi,...)

 

2.1. Chưa phẫu thuật

 

2.1.1. Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi

61-65

2.1.2. Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi

71-75

2.1.3. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi và/hoặc tâm phế mạn tính

81-85

2.1.4. Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác và hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn và/hoặc biến chứng

 

2.2. Đã phẫu thuật

 

2.2.1. Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng,...)

61-65

2.2.2. Kết quả không tốt

81-85

X. Bệnh mạch máu phổi

 

1. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần chua gây biến chứng

41-45

2. Dãn động mạch phế quản, ho ra máu nhiều lần gây biến chứng mất máu, suy hô hấp, tâm phế mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

3. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật hệ tim, mạch

 

4. Tắc động mạch phổi gây nhồi máu phổi gây biến chứng suy hô hấp, tâm phế cấp hoặc mạn tính: Áp dụng tỷ lệ Mục 3 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

 

XI. Rối loạn thông khí phổi

 

1. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nhẹ

11-15

2. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ trung bình

16-20

3. Rối loạn thông khí phổi hạn chế hoặc tắc nghẽn không hồi phục hoặc hỗn hợp mức độ nặng

31-35

XII. Tâm phế mạn tính

 

1. Mức độ 1: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1) và/hoặc siêu âm tim và điện tim bình thường

16-20

2. Mức độ 2: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 1-2) và/hoặc có biến đổi hình thái hoặc chức năng tim phải trên siêu âm tim; điện tim bình thường và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường

31-35

3. Mức độ 3: Có biểu hiện trên lâm sàng (độ 3 trở lên) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim, siêu âm tim bình thường.

51-55

4. Mức độ 4: Có biểu hiện trên siêu âm (độ 4) và/hoặc có biến đổi hình thái, chức năng tim phải trên siêu âm tim và/hoặc có biến đổi trên điện tim

81

XIII. Thiểu sản phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 3. Xẹp phổi

 

XIV. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp

 

1. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp nếu tương tự như các tổn thương hệ hô hấp đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thi được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

 

2. Dị dạng, dị tật hệ hô hấp khác

 

2.1. Không gây rối loạn chức năng hô hấp

0-5

2.2. Gây rối loạn chức năng hô hấp: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng

 

2.3. Điều trị can thiệp kết quả tốt: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

 

2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.3 và cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng

 

 

Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ hô hấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào