Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay

Tôi là bác sĩ, chuyên giám định thương tật cho người lao động. Gần đây, tôi muốn cập nhật thông tin mới về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay. Do đó, mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi, xin chân thành cảm ơn rất nhiều Tuyết (093***)

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay được quy định tại Mục IV Chương 8 Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ cơ-xương-khớp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 1 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

IV. Ngón tay

 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay

 

1.1. Cụt (mất) năm ngón tay

47

1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay

50

2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay

 

2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV

45

2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác

 

2.2.1. Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)

43

2.2.2. Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

43

2.2.3. Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II)

43

2.3. Mất bốn ngón II + III + IV + V (còn lại ngón I)

41

2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (Gãy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay

45-47

3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay

 

3.1. Mất ngón I và hai ngón khác

 

3.1.1. Mất các ngón I + II + III

41

3.1.2. Mất các ngón I + II + IV

39

3.1.3. Mất các ngón I + II + V

39

3.1.4. Mất các ngón I + III + IV

37

3.1.5. Mất các ngón I + III + V

35

3.1.6. Mất các ngón I + IV + V

35

3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)

 

3.2.1. Mất các ngón II + III + IV

31

3.2.2. Mất các ngón II + III + V

31

3.2.3. Mất các ngón II + IV + V

29

3.3. Mất các ngón III + IV + V

25

3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4 - 6 % (cộng lùi)

 

4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay

 

4.1. Mất ngón I và một ngón khác

 

4.1.1. Mất ngón I và ngón II

35

4.1.2. Mất ngón I và ngón III

33

4.1.3. Mất ngón I và ngón IV

32

4.1.4. Mất ngón I và ngón V

31

4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)

 

4.2.1. Mất ngón II và ngón III

25

4.2.2. Mất ngón II và ngón IV

23

4.2.3. Mất ngón II và ngón V

21

4.3. Mất ngón tay III và ngón IV

19

4.4. Mất ngón tay III và ngón V

18

4.5. Mất ngón IV và ngón út V

Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 - 4 % vào tỷ lệ mất ngón

18

5. Tổn thương, chấn thương một ngón tay

 

5.1. Ngón I (ngón cái)

 

5.1.1. Cứng khớp liên đốt

6 - 8

5.1.2. Cứng khớp đốt - bàn

11-15

5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái

11-15

5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai)

11-15

5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn)

21-25

5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I

26 - 30

5.2. Ngón II (ngón trỏ)

 

5.2.1. Cứng khớp đốt - bàn

7 - 9

5.2.2. Cứng một khớp liên đốt

3 - 5

5.2.3. Cứng các khớp liên đốt

11 - 12

5.2.4. Mất đốt ba

3 - 5

5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

6 - 8

5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn)

11-15

5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn

16 - 20

5.3. Ngón III (ngón giữa)

 

5.3.1. Cứng khớp đốt - bàn

5 - 6

5.3.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 3

5.3.3. Cứng các khớp liên đốt

7 - 9

5.3.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

4 - 6

5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn)

8 - 10

5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)

 

5.4.1.Cứng khớp ngón - bàn

4 - 5

5.4.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 3

5.4.3. Cứng các khớp liên đốt

6 - 8

5.4.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)

4 - 6

5.4.6. Mất trọn ngón IV

8 - 10

5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

5.5. Ngón V (ngón tay út)

 

5.5.1. Cứng khớp ngón - bàn

3 - 4

5.5.2. Cứng một khớp liên đốt

1 - 2

5.5.3. Cứng các khớp liên đốt

5 - 6

5.5.4. Mất đốt ba

1 - 3

5.5.5. Mất đốt hai và ba

4 - 5

5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn)

6 - 8

5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11-15

6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay

 

6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái)

36 - 40

6.2. Cụt hai ngón II

21-25

6.3. Cụt hai ngón III

16 - 20

6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV

16 - 20

6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V

16 - 20

6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận)

61

7. Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay

 

7.1. Gãy vỡ đốt 1 ngón I

3

7.2. Gãy vỡ đốt 2 ngón I hoặc đốt 1 các ngón khác

2

7.3. Gãy vỡ đốt 2; 3 các ngón khác

1

8. Trật khớp ngón tay cũ dễ tái phát

 

8.1. Ngón I

 

8.1. 1. Khớp ngón bàn

4 - 6

8.1.2. Khớp liên đốt

2 - 4

8.2. Ngón II và III

 

8.2.1. Khớp ngón bàn

4 - 8

8.2.2. Khớp liên đốt gần

2 - 4

8.2.3. Khớp liên đốt xa

1 - 3

8.3. Ngón IV và V

 

8.3.1. Khớp ngón bàn

2 - 4

8.3.2. Khớp liên đốt gần

2 - 4

8.3.3. Khớp liên đốt xa

1-3

9. Viêm khớp ngón bàn tay sau chấn thương

 

9.1. Ngón I

 

9.1.1. Viêm khớp ngón bàn

5 - 7

9.1.2.Viêm khớp liên đốt

3 - 5

9.2. Ngón II và III

 

9.2.1. Viêm khớp ngón bàn

3 - 5

9.2.2.Viêm khớp liên đốt gần

2 - 4

9.2.3. Viêm khớp liên đốt xa

1-3

9.3. Ngón IV và V

 

9.3.1. Viêm khớp ngón bàn

1-3

9.3.2.Viêm khớp liên đốt gần

1-3

9.3.3. Viêm khớp liên đốt xa

1


Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào