Người ký hợp đồng cộng tác viên có phải trải qua thời gian thử việc?
CCPL: Bộ luật lao động 2012; Bộ luật Dân sự 2015
1. Xác định hợp đồng công tác viên có phải là hợp đồng lao động?
Theo như quy định của Bộ luật lao động hiện nay thì không có quy định thế nào là hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, về bản chất của hợp đồng cộng tác viên là sự thuê mướn người lao động để thực hiện một số công việc nhất định theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trong một thời hạn nhất định. Có thể hiểu đây là một dạng hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015:
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Bên người lao động là người cung ứng dịch vụ, tức là làm những công việc mà bên người sử dụng lao động yêu cầu, còn bên người sử dụng lao động là bên nhận dịch vụ. Hợp đồng với cộng tác viên thực chất là thỏa thuận dân sự giữa các bên để thực hiên một hay nhiều công việc và có trả thù lao, không bị ràng buộc về các điều khoản thuế và bảo hiểm xã hội vì không có bản chất là quan hệ lao động.
Do đó, hợp đồng cộng tác viên không phải là hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng cộng tác viên có phải trải qua thời gian thử việc?
Tại Điều 27 Bộ luật lao động 2012 có quy định về thời gian thử việc như sau:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
==> Như vậy, từ (1) và (2) thời gian thử việc chỉ được đặt ra đối với hợp đồng lao động khi muốn kiểm tra trình độ và tay nghề nếu đáp ứng thì mới được ký hợp đồng. Tuy nhiên, trường hợp của bạn là hợp đồng cộng tác viên chứ không phải hợp đồng lao động, do đó quy định thời gian thử việc với bạn là không hợp lý. Do đó, bạn có thể ký hợp đồng cộng tác viên mà không phải trải qua thời gian thử việc.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật