Hợp đồng vay bằng giấy viết tay có giá trị pháp ly không?
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 : Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng không có quy định điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản là phải được công chứng, chứng thực. Do vậy, giấy viết tay về việc vay và cho vay mà chị gái bạn đã viết là một văn bản hợp đồng vay tài sản. Và bên vay phải thực hiện việc trả nợ cho chị gái bạn.
Giấy vay nợ viết tay nêu trên hoàn toàn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Vậy nên, nếu bên bán không trả lại tài sản cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn lên Toàn án nhân dân cấp huyện nơi bên vay thường trú để giải quyết việc trả lại tài sản vay. Hợp đồng bằng giấy viết tay đó là căn cứ pháp lý để giải quyết vụ án.
Bên cạnh đó. Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết về hợp đồng được quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật