Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền

Theo như tôi biết thì có hình thức đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Vậy Ban tư vấn hãy giúp tôi phân biệt diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com

PHÂN BIỆT ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT VÀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

 

Tiêu chí Đại diện theo pháp luật Đại diện theo ủy quyền
Căn cứ xác lập Quyền đại diện được xác lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện
Người đại diện

1. Đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm:

- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

- Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

- Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định trên

- Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

- Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Chấm dứt đại diện

- Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;

- Người được đại diện là cá nhân chết;

Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật Dân sư hoặc luật khác có liên quan.

- Theo thỏa thuận;

- Thời hạn ủy quyền đã hết;

- Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

- Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

- Người đại diện không còn đủ điều kiện theo quy định;

- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

 

Căn cứ pháp lý: Điều 135, Điều 136, Điều 137, Điều 138, Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào