Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 2019
CCPL: Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 99/2013/NĐ-CP
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 thì tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
1. Xử lý hành chính
Áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009). Bao gồm:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Việc xử phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
2. Xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. sửa đổi 2017.
Ngoài việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự thì biện pháp dân sự cũng được áp dụng. Theo đó, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Trân trọng!