Xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý trong kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Xin chào, tôi đang tìm hiểu các quy định về xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Anh chị cho tôi hỏi việc xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý trong kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Hướng dẫn tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp ban nhề kem theo Quyết định 01/2019/QĐ-KTNN, thì Xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý

a) Cơ sở để xác định các khoản mục cần lưu ý khi KTVNN cho rằng các khoản mục đó nếu có sai phạm thì các sai phạm này có thể ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ngay cả khi quy mô các sai phạm này thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính.

b) Việc xác định các khoản mục cần lưu ý phụ thuộc vào đánh giá của KTVNN về quy mô và tính chất của các khoản mục, trên cơ sở xem xét các thông tin sau:

- Pháp luật, các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày BCTCDN được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của đối tượng sử dụng thông tin tài chính đối với một số khoản mục trên BCTCDN (thay đổi mức trích khấu hao tài sản cố định có thể dẫn đến thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh từ lãi sang lỗ hoặc ngược lại,...).

- Các thuyết minh quan trọng liên quan đến đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm kiểm toán (các khoản đầu tư tài chính, giao dịch quan trọng ở nước ngoài...); hoặc là thông tin dồn tích của nhiều năm (các trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi, hàng hóa mất phẩm chất,...).

- Đối tượng sử dụng thông tin BCTCDN quan tâm đến một hạng mục, chỉ tiêu nhất định được thuyết minh riêng rẽ trên BCTCDN (các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối cổ tức cho các chủ sở hữu,...).

- Các chỉ tiêu liên quan đến định hướng, trọng tâm kiểm toán của ngành thuộc BCTCDN (tiền sử dụng đất còn phải nộp nếu trong năm Kiểm toán nhà nước có kiểm toán chuyên đề về nợ đọng tiền sử dụng đất các doanh nghiệp,...).

c) Một số lưu ý khi xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý:

- Mức trọng yếu đối với khoản mục cần lưu ý là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót đối với từng khoản mục trên BCTCDN được kiểm toán mà KTVNN cho rằng ở mức đó khoản mục có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin.

- Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, có thể có các khoản mục có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN nhưng vẫn ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thì KTVNN phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng khoản mục này. Tuy nhiên mức trọng yếu riêng cho các khoản mục trên BCTCDN không được lớn hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTCDN.

- Đối với những khoản mục trọng yếu về bản chất hoặc hậu quả của sai sót tại khoản mục đó nếu xảy ra là nghiêm trọng thì mức trọng yếu được xác định ở mức thấp.

- Trường hợp có những khoản mục có yêu cầu chính xác cao về số liệu, mức trọng yếu đối với khoản mục đó có thể được xác định ở mức rất thấp (có thể được xác định ở mức thấp (thậm chí có trường hợp xác định mức trọng yếu gần tới 0 hoặc thực hiện kiểm toán toàn bộ 100% nghiệp vụ kinh tế phát sinh). Khi đó, KTVNN có thể kiểm toán gần như toàn bộ các giao dịch có liên quan nhằm phát hiện các sai sót có liên quan đến khoản mục.

d) Khi kiểm toán BCTCTĐ, việc xác định mức trọng yếu áp dụng cho các khoản mục cần lưu ý được xác định tương tự như đối với một đơn vị được kiểm toán độc lập theo hướng dẫn tại văn bản này.

Trên đây là quy định về xác định mức trọng yếu đối với các khoản mục cần lưu ý trong kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào