Tài khoản 891 – Chi phí khác áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô
Theo quy định tại Điều 60 Thông tư 05/2019/TT-BTC, có hiệu lực ngày 01/04/2019, Tài khoản 891 – Chi phí khác áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô như sau:
1. Nguyên tắc kế toán:
a. Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí khác của TCVM trừ các khoản chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hoạt động kinh doanh khác, chi phí dự phòng, như:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;
- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có - trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm;
- Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề theo quy định pháp luật;
- Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại TCVM;
- Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu;
- Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại;
- Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;
- Chi công tác xã hội theo quy định pháp luật;
- Chi nộp phạt vi phạm hành chính;
- Chi khác theo quy định tại cơ chế tài chính của TCVM.
b. Đối với các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
2. Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí phí khác;
- Kết chuyển chi phí khác vào bên Nợ TK 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 891 không có số dư cuối kỳ.
Trên đây là quy định về nguyên tắc và kết cấu Tài khoản 891 – Chi phí khác áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc