Việc xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định ra sao?
Tín ngưỡng và tôn giao được pháp luật định nghĩa như sau:
+ Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
+ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Theo đó, tại Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ quy định của pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo, Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Trên đây là nội duing giải đáp về việc xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật