Vay 30 triệu, trả 2,038 triệu/tháng trong 24 tháng có vi phạm?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất vay hiện nay sẽ do các bên tham gia tự thỏa thuận với nhau trên nguyên tắc tự nguyện.
Tuy nhiên, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Nếu trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn trên đây tại thời điểm trả nợ, tức là 10%/năm của khoản tiền vay.
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định mức lãi suất cho vay tối đa mà pháp luật cho phép thực hiện hiện nay là 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên tham gia thỏa thuận về việc trả lãi quá 20%/năm của khoản tiền vay thì phần vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay sẽ không có hiệu lực trước pháp luật.
Do đó: Đối với trường hợp bạn vay số tiền 30 triệu không có thế chấp tài sản cho bên cho vay, bạn phải trả góp trong vòng 24 tháng với mức tiền trả góp là 2.038.000 đồng/tháng.
Để xác định mức lãi suất cho vay trong trường hợp này có cao hơn mức lãi suất tối đa mà pháp luật dân sự đã quy định (20%/năm của khoản tiền vay, tức khoảng 1,67%/năm của khoản tiền vay) hay không, thì bạn cần phải xác định cụ thể số tiền 2.038.000 đồng/tháng bao gồm các khoản nào.
Thông thường khoản tiền trả góp 2.038.000 đồng/tháng này sẽ bao gồm: Nợ gốc + Tiền lãi + Các chi phí khác.
Sau khi loại trừ các khoản nợ gốc và các chi phí khác trong khoản tiền trả góp 2.038.000 đồng/tháng, nếu lãi suất còn lại vượt mức 1,67%/năm của khoản tiền vay thì được xác định là cao hơn mức lãi suất tối đa mà pháp luật dân sự hiện hành quy định.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật