Việc đóng dấu độ khẩn, mật lên văn bản được thực hiện như thế nào?

Tôi là Minh Phát, hiện đang công tác tại Tòa soạn báo. Gần đây, do nhu cầu công việc, tôi có tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Nhà nước. Tôi thắc mắc không biết việc đóng dấu độ khẩn, mật lên văn bản của các cơ quan Nhà nước được thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! 

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Thông tư 04/2013/TT-BNV thì:

- Việc đóng dấu các độ khẩn (KHẨN, THƯỢNG KHẨN, HỎA TỐC, HỎA TỐC HẸN GIỜ) trên văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV .

- Việc đóng dấu các độ mật (MẬT, TUYỆT MẬT, TỐI MẬT) và dấu thu hồi được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2, Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

- Vị trí đóng dấu độ khẩn, dấu độ mật và dấu phạm vi lưu hành (TRẢ LẠI SAU KHI HỌP, XEM XONG TRẢ LẠI, LƯU HÀNH NỘI BỘ) trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.

Trên đây là nội dung quy định về việc đóng dấu độ khẩn, mật lên văn bản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 04/2013/TT-BNV.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào