Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể gồm những gì?
Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể được hiểu như sau:
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi có quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
+ Tiếng nói, chữ viết;
+ Ngữ văn dân gian;
+ Nghệ thuật trình diễn dân gian;
+ Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
+ Lễ hội truyền thống;
+ Nghề thủ công truyền thống;
+ Tri thức dân gian.
- Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
+ Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
+ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Trên đây là nội dung giải đáp về di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Trân trọng!
Bạn có thể tham khảo thêm tại:
Thành phần Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những ai?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Thư Viện Pháp Luật