Doanh nghiệp có thể tự ý trừ lương hoặc tăng lương cho nhân viên không?
Theo quy định tại Điều 90 và Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định:
"Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương."
Theo quy định trên thì mức lương do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng lao động. Việc tiền lương thực tế được tính vào phụ thuộc vào phương thức trả lường mà các bên lựa chọn (theo sản phẩm hoặc theo thời gian làm việc). Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ mức lương đã thỏa thuận.
- Việc người lao động không hoàn thành công việc được giao là căn cứ để để chấm dứt HĐLĐ (Điểm a Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012), hoặc xếp loại thi đua khen thưởng tại doanh nghiệp, hoặc căn cứ để tăng lương, phụ cấp,...
- Việc người sử dụng lao động cho rằng người lao động không hoàn thành công việc mà trừ lương của người lao động là hành vi trái pháp luật.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc