Người bị hại có được tự đi giám định không?
Tại Điều 210 và Điều 211 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định như sau:
Điều 210. Giám định bổ sung
1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:
a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
3. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Điều 211. Giám định lại
1. Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
2. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
=> Dựa theo các quy định trên thì bạn có thể làm đơn yêu cầu trưng cầu giám định gửi lên cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, để có đủ cơ sở cho việc trưng cầu giám định, bạn có thể tự đi giám định sau đó dùng kết quả của làm bằng chứng cho việc yêu cầu giám định của bạn. Cơ quan chức năng sẽ sử dụng kết quả của bạn như một chứng cứ cho việc giám định lại thương tích của bạn và sau khi có kết quả mới thì sẽ được sử dụng là kết luận giám định cho vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật