Yêu cầu về kỹ thuật đối với máy phát điện dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy phát điện dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư 94/2017/TT-BTC thì:
2.1. Yêu cầu về kỹ thuật
Máy phát điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Bộ quản lý chuyên ngành; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.1. Động cơ
- Loại động cơ: Động cơ đốt trong;
- Công suất danh định (công suất liên tục), kW, không nhỏ hơn: 1,1 lần công suất đầu phát;
- Chế độ làm việc liên tục.
2.1.2. Đầu phát
- Công suất danh định (công suất liên tục): Không nhỏ hơn 30 kVA;
- Chế độ làm việc liên tục;
- Điện áp, V: 220/380;
- Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp: Không lớn hơn 5%;
- Tần số, Hz: 50;
- Hệ số công suất: Không nhỏ hơn 0,8;
- Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện: Không nhỏ hơn cấp 180 (H);
- Giới hạn độ tăng nhiệt của cuộn dây: Theo cấp chịu nhiệt 180 (H) quy định tại TCVN 6627-1: 2014 (IEC 60034-1:2010).
2.1.3. Bộ điều khiển máy phát (phù hợp với động cơ và đầu phát)
- Hiển thị bằng màn hình các thông số:
+ Điện áp dây;
+ Dòng điện;
+ Tần số;
+ Áp lực dầu bôi trơn;
+ Tốc độ vòng quay;
+ Nhiệt độ nước làm mát.
- Kiểu điều khiển: Bằng tay hoặc tự động.
- Kiểm tra báo lỗi:
+ Báo lỗi và tự động tắt máy khi xảy ra các sự cố;
+ Báo lỗi bằng đèn biểu tượng không dừng máy khi xảy ra sự cố khởi động quá mức.
2.1.4. Giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn): Không lớn hơn 115 dB theo quy định tại TCVN 6627-9: 2011(IEC 60034-9: 2007).
2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và tình hình điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quy định tiêu chuẩn kỹ thuật máy phát điện đưa vào dự trữ quốc gia.
Trên đây là nội dung quy định yêu cầu về kỹ thuật đối với máy phát điện dự trữ quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 94/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật