Nhiệm vụ cụ thể của ca trực phòng chống thiên tai đường thủy nội địa
Tại Khản 4 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BGTVT quy định về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định nhiệm vụ cụ thể của ca trực:
a) Nắm bắt tình hình thời tiết, tình hình thiên tai qua chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp bộ, ngành, địa phương và trên phương tiện thông tin đại chúng; tiếp nhận báo cáo của các đơn vị cơ sở, cập nhật tình hình ứng cứu trong phạm vi quản lý của đơn vị;
b) Phân tích và ra các quyết định chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai và cứu nạn;
c) Báo cáo và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến các đơn vị và cá nhân có liên quan;
d) Báo cáo diễn biến thiên tai, đánh giá sơ bộ thiệt hại và công tác ứng cứu trong phạm vi quản lý của đơn vị; đề xuất, kiến nghị với cấp trên về các biện pháp xử lý.
Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đối tượng trực:
- Lãnh đạo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và một số cán bộ giúp việc được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;
- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, doanh nghiệp và cán bộ các bộ phận chức năng theo dõi và thực hiện công tác phòng, chống thiên tai.
** Chế độ đối với người trực phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật