Gia đình tôi có vấn đề tranh chấp đất nông nghiệp với 1 hộ cùng thôn cụ thể như sau: Năm 2000 gia đình tôi được cấp GCNQSDD 1 thửa ruộng rộng 911m2 trên GCN ghi rõ "hộ ông T". Đến năm 2007 thì bố tôi là ông T đổi ruộng canh tác với hộ nhà ông H cùng thôn. Đầu năm 2019 nhà nước mở đường qua thửa ruộng trên gd tôi muốn lấy lại thửa ruộng trên không đổi với ông H nữa tuy nhiên nhà ông H không chịu trả. Nay nhà ông H làm đơn ra xã đòi quền sử dụng thửa ruộng trên. Nhà ông H đưa ra các giấy tờ sau: Đơn đề nghị đổi ruộng ký năm 2007 do bố tôi và ông H viết tay có chữ ký của trưởng thôn cho phép. Năm 2012 nhà ông H làm hồ sơ chuyển nhượng ruộng ký ở nhà rồi mới mang lên xã xin xác thực của chủ tịch xã ( chính ông H đã xác nhận điều này tại buổi hòa giải của xã) chủ tịch xã có xác nhận mà không nhìn thấy bố tôi và ông H ký hợp đồng. Ngày 20/1/2019 ông H và bố tôi có ký 1 biên bản làm việc về việc thỏa thuận trao đổi ruộng dưới sự hướng dẫn của trưởng thôn là em trai ông H. nhà ông H canh tác ổn định từ 2007 đến nay không có tranh chấp gì. Thửa ruộng trao đổi giữa giấy năm 2007 và năm 2019 của nhà ông H là khác nhau. Trong tất cả các giấy tờ trên phần tên của mẹ tôi đều có chữ ký mặc dù mẹ tôi không đồng ý và không ký bất cứ giấy tờ nào. Trong buổi hòa giải tại xã chính ông trưởng thôn và ông H xác nhận mẹ tôi không ký và bố tôi là người ký thay phần của mẹ. Vậy giờ mẹ tôi và chúng tôi muốn khởi kiện ( vì ngay từ đầu mẹ tôi không đồng ý đổi sau nhà ông H bảo đổi để tiện canh tác thôi nên mẹ tôi mới cấy ruộng đó. tuy nhiên ruộng nhà tôi cấy của nhà ông H lại thuộc quyền sử dụng của hộ khác) đòi lại quyền sử dụng thửa ruộng đó thì có cơ sở pháp lý nào không. năm 2012 làm hợp đồng gia đình tôi có 7 người trên 15 tuổi có tên trong sổ hộ khẩu thời điểm GCNQSDD được cấp năm 2000. Trên tất cả các giấy tờ trên không có chữ ký của 5 chị em tôi cũng không có giấy ủy quyền của chị em tôi. Mức phí khởi kiện là bao nhiêu?
Điều 221 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Theo như bạn trình bày thì mảnh ruộng nhà bạn đã có giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình chứ không phải cấp cho riêng cá nhân bố bạn. Do vậy, theo quy định thì khi đổi ruộng phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình chứ một mình bố bạn không có quyền tự quyết định mà bố bạn chỉ đại diện cho các thành viên hộ gia đình trong giao dịch mà thôi. Do đó, những người còn lại có thể khởi kện ra Tòa án để yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận hoán đổi đất, hoàn trả lại đất cho nhau.
Về án phí thì đây là tranh chấp dân sự có giá ngạch, nên để xác định cần căn cứ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Bạn có thể tham khảo bảo viết Tra cứu mức thu (nộp) án phí dân sự sơ thẩm mới nhất để hiểu rõ hơn.
Thân mến!