Khi nào người lao động được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình?
Về vấn đề này thì tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có quy định như sau:
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).
=> Như vậy, theo quy định này thì người lao động được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể bạn nhé.
Ngoài ra, tại Điều này cũng có quy định về các loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình bao gồm:
- Tay giả;
- Máng nhựa tay;
- Chân giả;
- Máng nhựa chân;
- Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
- Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
- Áo chỉnh hình;
- Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
- Nạng;
- Máy trợ thính;
- Lắp mắt giả;
- Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;
- Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
- Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.
Trên đây là nội dung giải đáp về trường hợp người lao động được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật