Đưa tin sai lệch về dịch tả lợn châu Phi lên Facebook bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì pháp luật hiện nay nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
- Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
- Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
- Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
- Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
- Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì hành vi của cá nhân lợi dụng các mạng xã hội (trong đó có facebook,...) để tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi gây hoang mang dự luận là hành vi trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Theo đó, Tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP có quy định:
"Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cá nhân lợi dụng các mạng xã hội (trong đó có facebook,...) để tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi gây hoang mang dự luận thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện dừng để thực hiện hành vi vi phạm và còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật