Mua bằng giả để xin việc có phạm tội không?
Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà người sử dụng bằng giả có thể bị truy cứu TNHS hoặc nhẹ hơn thì bị xử phạt hành chính.
Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, hành vi sử dụng bằng giả có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu lại bằng giả đó.
Ở mức độ nặng hơn, việc sử dụng bằng cấp giả còn có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015.
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
...
Như vậy, người mua bằng giả sử dụng thì nhẹ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng, nặng thì bị xử lý hình sự, mức án cao nhất tại Khoản 3 Điều luật là 7 năm tù.
Trân trọng!