Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp

Tìm hiểu quy định về cách xác định tỷ lệ thương tật của một số bộ phận cơ thể người. Tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định như thế nào? 

Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp được xác định theo quy định tại Bảng 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:

Tổn thương hệ Tiết niệu - Sinh dục

Tỷ lệ (%)

1. Thận

 

1.1. Chấn thương đụng dập thận: (Đã được điều trị bảo tồn không có biến chứng)

 

1.1.1. Một thận

6 - 10

1.1.2. Hai thận

11 - 15

1.2. Chấn thương thận gây xơ teo mất chức năng một thận

 

1.2.1. Thận bên kia bình thường, không suy thận

35

1.2.2. Thận bên kia không bình thường và/hoặc suy thận: Tỷ lệ Mục 1.2.1 cộng lùi tỷ lệ bệnh, tật của thận

 

1.3. Viêm thận, bể thận

 

1.3.1. Chưa có biến chứng

11 - 15

1.3.2. Có biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

1.4. Suy thận mạn tính

 

1.4.1. Giai đoạn I

41 - 45

1.4.2. Giai đoạn II

61 - 65

1.4.3. Giai đoạn IIIa

71 - 75

1.4.4. Giai đoạn IIIb, IV (có chỉ định chạy thận nhân tạo)

91

1.5. Chấn thương thận - Mổ cắt thận

 

1.5.1. Cắt bỏ một phần thận, thận còn lại bình thường

21 - 25

1.5.2. Cắt bỏ một thận, thận còn lại bình thường

45

1.5.3. Cắt bỏ thận, thận còn lại có bệnh, tật: Tỷ lệ Mục 1.5.1 hoặc 1.5.2 cộng lùi tỷ lệ bệnh tật của thận còn lại

 

1.6. Dị vật trong thận chưa lấy ra

 

1.6.1. Dị vật ở một thận, chưa biến chứng

11 - 15

1.6.2. Dị vật ở hai thận, chưa gây biến chứng

21 - 25

1.6.3. Dị vật ở thận gây biến chứng: Tỷ lệ Mục 1.6.1 hoặc 1.6.2 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

2. Niệu quản (một bên)

 

2.1. Tổn thương niệu quản cắt dưới 5cm đã phẫu thuật phục hồi có kết quả

21 - 25

2.2. Tổn thương niệu quản cắt từ 5cm trở lên

 

2.2.1. Phải mổ tạo hình niệu quản không có biến chứng

26 - 30

2.2.2. Phải mổ tạo hình niệu quản có biến chứng: Tỷ lệ Mục 2.2.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

 

3. Bàng quang

 

3.1. Tổn thương bàng quang đã phẫu thuật kết quả tốt

26 - 30

3.2. Tổn thương bàng quang sau điều trị có di chứng: "hội chứng bàng quang nhỏ" (dung tích dưới 100ml)

41 - 45

3.3. Tạo hình bàng quang mới

45

3.4. Đặt dẫn lưu bàng quang vĩnh viễn

61

4. Niệu đạo

 

4.1. Điều trị kết quả tốt

11 - 15

4.2. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại có kết quả

31 - 35

4.3. Phục hồi không tốt phải nong hoặc can thiệp tạo hình lại không kết quả

41 - 45

5. Tầng sinh môn

 

5.1. Điều trị kết quả tốt

1 - 5

5.2. Có biến chứng rò bàng quang - âm đạo hay niệu đạo, trực tràng

 

5.2.1. Phẫu thuật kết quả tốt

11 - 15

5.2.2. Phải mổ lại lần hai kết quả hạn chế

31 - 35

5.2.3. Mổ lại trên hai lần nhưng không kết quả

51 - 55

6. Tinh hoàn, Buồng trứng

 

6.1. Mất một bên

11 - 15

6.2. Mất cả hai bên

36 - 40

7. Dương vật

 

7.1. Mất một phần dương vật

21 - 25

7.2. Mất hoàn toàn dương vật

41

7.3. Sẹo dương vật

 

7.3.1. Gây co kéo dương vật

11 - 15

7.3.2. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả tốt

11 - 15

7.3.3. Lóc da dương vật phải ghép da kết quả không tốt

21

8. Cắt tử cung bán phần hoặc hoàn toàn

 

8.1. Đã có con

41

8.2. Chưa có con

51 - 55

9. Vú

 

9.1. Mất một vú

26 - 30

9.2. Mất hai vú

41 - 45

10. Ống dẫn tinh, Vòi trứng

 

10.1. Đứt một bên

5 - 9

10.2. Đứt cả hai bên

 

10.2.1. Đã có con

15

10.2.2. Chưa có con

36 - 40

11. Vết thương âm hộ, âm đạo và sẹo co kéo

 

11.1. Trên 50 tuổi

21

11.2. Dưới 50 tuổi

31 - 35

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào