Uống bia khi khám bệnh thì bị xử lý như thế nào?

Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Uống bia khi khám bệnh thì bị xử lý như thế nào? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Tại Khoản 9 Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định như sau:

Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

=> Như vậy, hành vi uống bia khi khám bệnh cho người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật bạn nhé.

Theo đó, tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về việc xử lý đối với hành vi này như sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong khi đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

=> Như vậy, theo quy định này thì người nào uống bia khi khám bệnh cho người khác thì có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi này còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nữa bạn nhé.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào