Xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với lao động nông thôn
Xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với lao động nông thôn được quy định tại Khoản 6 Điều 15 Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo đó:
Xây dựng chuẩn đầu ra và minh chứng kèm theo (khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp) đối với trình độ sơ cấp, bao gồm:
a) Thực hiện khảo sát, đánh giá, lựa chọn quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ sơ cấp: Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC .
b) Biên tập, thẩm định, phản biện, nhận xét, phê duyệt ban hành khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với trình độ sơ cấp:
- Chi thiết kế: 30.000 đồng/giờ;
- Chi biên soạn: 100.000 đồng/giờ;
- Chi sửa chữa, biên tập tổng thể: 60.000 đồng /giờ;
- Chi xin ý kiến chuyên gia để chỉnh sửa, hoàn thiện: 2.000.000 đồng/ý kiến (tối đa 7 ý kiến);
- Thuê chuyên gia, tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng: 25.000 đồng/giờ;
- Chi thẩm định, nhận xét, đánh giá: 40.000 đồng/giờ;
- Chi chỉnh sửa, bổ sung quy định, bao gồm: Chi thiết kế, biên soạn, sửa chữa, biên tập tổng thể được tính bằng 30% mức chi xây dựng mới; Chi khảo sát, hội thảo, xin ý kiến chuyên gia, thuê chuyên gia, tư vấn hướng dẫn, giám sát xây dựng; thẩm định, nhận xét, đánh giá được tính bằng 100% mức chi xây dựng mới.
Trên đây là tư vấn về xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo nghề trình độ sơ cấp đối với lao động nông thôn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 43/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật