Làm gì khi không đồng ý với quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Anh A (có năng lực trách nhiệm hành chính) vi phạm hành chính bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường X Quận Y ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Anh A không đồng ý với nội dung quyết định xử phạt. Hỏi: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, anh A có thể làm gì?  

Nếu anh A cảm thấy hành vi xử phạt hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng, anh A có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hành vi hoặc quyết định hành chính đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011. Cụ thể:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào