Giữ hộ tài sản của khách hàng trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Xin chào, em đang là sinh viên năm cuối ngành kế toán, kiểm toán. Hiện tại em đang tìm hiểu các quy định về chuẩn mực đạo đức trong ngành kế toán, kiểm toán. Anh chị cho em hỏi theo quy định hiện nay thì việc Giữ hộ tài sản của khách hàng trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như thế nào? Xin giải đáp giúp em với ạ.

Giữ hộ tài sản của khách hàng trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được quy định tại Chương 270 Phần A Thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

270.1 Kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề không được phép giữ hộ tiền hoặc các tài sản khác của khách hàng trừ khi được pháp luật cho phép. Trường hợp pháp luật cho phép thì họ phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến việc nắm giữ các tài sản.

270.2 Việc giữ hộ tài sản của khách hàng sẽ làm phát sinh nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Ví dụ, việc giữ hộ tài sản của khách hàng có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi ảnh hưởng tới tư cách nghề nghiệp và tính khách quan. Trường hợp được ủy thác giữ tiền hoặc tài sản của khách hàng, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải:

- Giữ riêng biệt các tài sản đó với tài sản cá nhân hoặc tài sản của đơn vị;

- Chỉ sử dụng các tài sản đó cho mục đích định trước;

- Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu tài sản về tài sản đó, cũng như thu nhập, cổ tức hoặc các khoản thu nhập khác thu được từ tài sản tại bất cứ thời điểm nào;

- Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến việc nắm giữ và chịu trách nhiệm về các tài sản đó.

270.3 Khi thực hiện các thủ tục đánh giá chấp nhận khách hàng và hợp đồng dịch vụ, trong đó có điều khoản giữ hộ tài sản của khách hàng, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải tìm hiểu một cách hợp lý về nguồn gốc của tài sản đó cũng như các nghĩa vụ pháp lý và các quy định có liên quan. Ví dụ, nếu tài sản được hình thành từ những hoạt động bất hợp pháp, như hoạt động rửa tiền, có thể làm phát sinh các nguy cơ ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Trường hợp đó, kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề phải cân nhắc việc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật.

Trên đây là quy định về giữ hộ tài sản của khách hàng trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Trân trọng!

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào