Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Xin chào, em đang sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Em đang tìm hiểu các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán. Anh chị cho em hỏi theo quy định hiện nay thì các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như thế nào? Xin giải đáp giúp em với ạ.

Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được quy định tại Phần A Thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

Nguy cơ có thể phát sinh từ các mối quan hệ và tình huống khác nhau. Khi một mối quan hệ hoặc tình huống làm phát sinh nguy cơ, nguy cơ đó có thể ảnh hưởng, hoặc có thể được coi là ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp. Một tình huống hoặc mối quan hệ có thể làm phát sinh nhiều hơn một nguy cơ, và một nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới việc tuân thủ nhiều hơn một nguyên tắc đạo đức cơ bản. Các nguy cơ sẽ thuộc ít nhất một trong các loại sau đây:

- Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng tới xét đoán hay hành xử của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp;
- Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quả dịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện các hoạt động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình;
- Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tìm cách bênh vực khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân;
- Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ;
- Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn cản hành xử một cách khách quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồm sức ép gây ảnh hưởng không hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (Hình từ Internet)

Trên đây là quy định về các nguy cơ và biện pháp bảo vệ trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế toán

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào