Thủ tục thêm tên vợ vào sổ đỏ
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 thì:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Theo Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì Anh/Chị nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi sổ đỏ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Mẫu số 10/ĐK;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Chứng minh nhân dân của hai vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu hiện tại của vợ chồng Anh/Chị (bản sao có chứng thực);
- ...
Anh/Chị nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi sổ đỏ; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao sổ đỏ cho Anh/Chị hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp Anh/Chị nộp hồ sơ tại cấp xã.
Các loại phí, lệ phí Anh/Chị có thể phải nộp bao gồm: Lệ phí cấp giấy chứng nhận; Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, phí thẩm cấp quyền sử dụng đất (nếu có),...
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật