Hậu quả mà người lao động có thể gặp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật

Anh chị cho em hỏi có một số trường hợp nhân viên công ty sau khi nộp đơn xin nghỉ việc mà chưa có sự đồng ý của công ty đã đi làm một hai ngày sau khi nộp đơn rồi nghỉ việc, tệ hơn là nghỉ ngay sau khi nộp đơn. Anh chị cho em hỏi đối với những nhân viên nghỉ việc trái luật như vậy thì những hậu quả có thể xảy ra đối với những nhân viên này là gì ạ? Mong anh chị dành chút thời gian để tư vấn giúp em, chân thành cảm ơn anh chị rất nhiều

1/ Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Bộ luật lao động 2012 thì:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

2/ Phải hoàn trả chi phí đào tạo

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Bộ luật lao động 2012 thì:

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 thì chi phí đào tạo gồm:

- Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành

- Các chi phí khác hỗ trợ cho người học

- Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

3/ Bị sa thải

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì:

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Trường hợp này nếu người lao động nộp đơn xin nghỉ việc và một vài ngày sau không tiếp tục làm việc hoặc nghỉ ngay ngày hôm sau mà chưa đảm bảo thời gian báo trước là 30 hoặc 45 ngày, thì người sử dụng lao động có thể coi đó là hành vi tự ý bỏ việc nêu trên. Do đó, trường hợp này người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào