Tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết như thế nào?
Pháp luật nước ta có quy định về khái niệm khám bệnh, chữa bệnh như sau:
+ Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.
+ Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 80 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 có quy định về việc giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
+ Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
+ Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều này còn có quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa bệnh là 05 năm, kể từ khi sự việc xảy ra.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật