Hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế dựa trên cơ sở nào?

Xin chào Ban biên tập, tôi đang làm việc tại công ty chứng khoán, hiện tại tôi đang tìm hiểu về hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Anh chị cho tôi hỏi hạn mức tự doanh của công ty chứng khoán được xây dựng dựa trên cơ sở nào? Xin giải đáp giúp tôi

- Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.

- Hợp đồng ủy thác đầu tư là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức ủy thác và tổ chức nhận ủy thác về việc tổ chức ủy thác giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 135/2015/NĐ-CP thì Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác dựa trên các cơ sở sau:

- Tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Quy mô vốn của tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, quy mô tài sản ủy thác của tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ;

- Hạn mức tự doanh đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký (nếu có);

- Tình hình hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức nhận ủy thác của các năm trước;

- Tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Chậm nhất ngày 15 tháng 4 hàng năm, tổ chức nhận ủy thác có nhu cầu nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải nộp hồ sơ đăng ký hạn mức nhận ủy thác trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là quy định cơ sở xác định hạn mức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức kinh tế

Hồ Văn Ngọc

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào