Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện những việc gì khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ xảy ra thảm họa?
Phòng thủ dân sự được hiểu là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 31 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự thì những việc được Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ xảy ra thảm họa bao gồm:
- Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp bảo vệ nhân dân, bảo vệ các cơ quan, tổ chức, các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm tra các công trình phòng, chống thảm họa để đưa vào sử dụng khi cần thiết;
- Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý để chuẩn bị xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa theo kế hoạch phòng thủ dân sự;
- Thực hiện các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Trên đây là nội dung giải đáp về những việc được Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ xảy ra thảm họa.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật