Đề xuất nội dung chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội

Là công chức đang công tác trong một cơ quan nhà nước. Tìm hiểu quy định về hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Cụ thể: Việc đề xuất nội dung chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định ra sao?

Đề xuất nội dung chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại Điều 1 Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

- Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hằng năm, Tổng thư ký Quốc hội gửi văn bản đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xuất nội dung đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội, chương trình giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm sau. Đối với năm đầu nhiệm kỳ, văn bản của Tổng thư ký Quốc hội được gửi chậm nhất là 80 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất.

Đề nghị của đại biểu Quốc hội được gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để tổng hợp; kiến nghị của cử tri cả nước do Ban dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp, gửi tới Tổng thư ký Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đề xuất của mình đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Văn bản đề xuất phải nêu cụ thể những hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 11 và Điều 22 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đối với hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, mỗi văn bản đề xuất không quá 02 chuyên đề.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào